Chiến lược giai đoạn 2019-2024 và tầm nhìn đến năm 2030
Trường THPT Châu Thành 1 đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2006 và duy trì chuẩn cho đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn giữ vững, luôn đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 97% , là một trong những trường ổn định và chiếm thứ hạng cao về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trong tỉnh. Số lượng học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hằng năm khoảng 75-85%. Các Đoàn thể trong trường, liên tục lập được những thành tích to lớn, góp phần làm nên thành tựu chung của trường. Nhiều thế hệ đoàn viên trưởng thành đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đặc biệt, có những cựu học sinh tiếp tục học tập vươn lên đã có học vị cao, thạc sỹ, tiến sỹ; đó là những thế hệ ưu tú thật đáng tự hào truyền thống của nhà trường và là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.
KẾ HOẠCH
Chiến lược giai đoạn 2019-2024 và tầm nhìn đến năm 2030
Trường THPT Châu Thành 1 đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2006 và duy trì chuẩn cho đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn giữ vững, luôn đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 97% , là một trong những trường ổn định và chiếm thứ hạng cao về tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trong tỉnh. Số lượng học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hằng năm khoảng 75-85%. Các Đoàn thể trong trường, liên tục lập được những thành tích to lớn, góp phần làm nên thành tựu chung của trường. Nhiều thế hệ đoàn viên trưởng thành đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đặc biệt, có những cựu học sinh tiếp tục học tập vươn lên đã có học vị cao, thạc sỹ, tiến sỹ; đó là những thế hệ ưu tú thật đáng tự hào truyền thống của nhà trường và là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.
Năm học 2019-2020, nhà trường có 38 lớp với 1443 học sinh và 96 cán bộ, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất của nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp đã đầu tư khang trang gồm 1 dãy hiệu bộ, 1 dãy 8 phòng bộ môn, 3 dãy 42 phòng học, đáp ứng đủ cơ sở trường lớp phục vụ tốt cho việc học tập và giảng dạy.
Thành tích đạt được trong những năm gần đây:
+ Bằng khen của Bộ GDĐT năm 2016, Bằng khen của UBND Tỉnh trong các năm 2015, 2017.
+ Năm 2015, 2016, 2017,2018,2019: Trường đạt chuẩn “Xanh - sạch - đẹp”.
+ Năm 2015 Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp công nhận trường đạt chuẩn kiểm định giáo dục cấp độ 1.
+ Từ năm 2015-2019: Trường đạt “An toàn về an ninh trật tự”.
+ Từ năm 2015-2019: Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2019-2024, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm: định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược, các giải pháp chủ yếu trong hoạt động dạy học và phát triển của nhà trường. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, chương trình hành động của tập thể CB-GV-NV cũng như các thế hệ học sinh nhà trường, nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Môi trường bên trong:
1.1. Điểm mạnh.
a/ Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Tổng số CB-GV-NV: 96 Đ/c; Trong đó: CBQL: 04, GV: 85, Nhân viên: 7.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 10.4 % trên chuẩn.
- Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 2,23 giáo viên/lớp
- Số đảng viên: 69/96 = 71,8 %
- Ban giám hiệu có 04 đồng chí. Trong đó 03 đ/c đạt trình độ Thạc sỹ.
- Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao. Tích cực trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá, giám sát tiến hành thường xuyên. Được sự tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các lực lượng xã hội.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: nhiệt tình, có kinh nghiệm chuyên môn, đoàn kết và trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, được phụ huynh học sinh và nhân dân tín nhiệm.
b/ Về học sinh và chất lượng đào tạo:
- Tổng số lớp hiện nay: 38.
- Tổng số học sinh: 1443
- Đa số các em thuộc khu vực nông thôn.
Chất lượng học sinh về 02 mặt học lực và hạnh kiểm trong 03 năm trở lại đây:
+ Kết quả xếp loại văn hóa:
Năm học |
Tổng số HS | Học lực | |||||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | |||||||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | ||
2016 - 2017 | 1414 | 299 | 21.15 | 743 | 52.55 | 355 | 25.11 | 17 | 1.2 | 00 | 00 |
2017 - 2018 | 1442 | 311 | 21.57 | 783 | 54.3 | 326 | 22.61 | 22 | 1.53 | 00 | 00 |
2018 - 2019 | 1440 | 360 | 25 | 744 | 51.67 | 306 | 21.25 | 28 | 1.94 | 00 | 00 |
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
LỚP |
Tổng số HS | Hạnh kiểm | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | SL | TL % | ||
2016 - 2017 | 1414 | 1300 | 91.94 | 91 | 6.44 | 22 | 1.56 | 01 | 0.07 |
2017 - 2018 | 1442 | 1340 | 92.94 | 73 | 5.06 | 29 | 2.01 | 00 | 00 |
2018 - 2019 | 1440 | 1313 | 91.18 | 87 | 6.04 | 38 | 2.64 | 2 | 0.14 |
- Thi học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa: Năm 2017 đạt 16 giải, Năm 2018 đạt 20 giải, Năm 2019 đạt 26 giải
- Thi Tiếng hát hay HS. THPT, Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh: Năm 2017 đạt 12 giải, Năm 2018 đạt 12 giải, Năm 2019 đạt 14 giải
- Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp THPTQG : Năm 2017 đạt tỷ lệ 100%, Năm 2018 đạt tỷ lệ 100%, Năm 2019 đạt tỷ lệ 99.5 %,
- Tỷ lệ HS khối 12 thi đỗ ĐH, CĐ hằng năm đạt tỷ lệ từ 75%- 85%
- Tỷ lệ học sinh lên lớp sau thi lại: 99,8%
c/ Về cơ sở vật chất:
+ Diện tích đất khu làm việc và học tập, khu nhà tập thể : 25.266,8 m2
+ Phòng học: 42 phòng (Kiên cố).
+ Phòng bộ môn: 04 phòng (Kiên cố).
+ Phòng Tin học: 03 phòng (Kiên cố).
+ Phòng Thư viện: 01 phòng (Kiên cố).
+ Phòng Thiết bị dạy học: 01 phòng ( Kiên cố)..
+ Phòng Y tế học đường: 01 phòng ( Kiên cố).
+ Phòng Truyền thống nhà trường: 01 phòng (Kiên cố).
+ Phòng Đoàn -Hội: 01 phòng (Kiên cố).
+ Phòng chức năng: 04 phòng (Kiên cố).
+ Bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên được trang bị đầy đủ.
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn.
1.2. Điểm yếu.
- Lãnh đạo nhà trường: kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên, nhân viên còn mang tính động viên, chưa sát thực chất; phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên, nên số giáo viên này chưa phát huy hết năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của mình.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới, ngại ứng dụng CNTT do lớn tuổi.
- Chất lượng học sinh đầu vào:( tuyển sinh lớp 10) thuộc dạng thấp trong huyện Châu Thành và thấp so với các trường THPT trong tỉnh. Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện.
- Về trang thiết bị: cũ,lạc hậu; 02 phòng máy vi tính của trường đã sử dụng từ năm 2007 cho đến nay vẫn đang sử dụng. Nhà trường chưa có nhà thi đấu đa năng, chưa có hàng rào kiên cố phía tây dài khoảng 250m.
2. Môi trường bên ngoài:
2.1. Thời cơ và thuận lợi:
- Nhà trường là cơ sở giáo dục có truyền thống dạy tốt- học tốt trên 44 năm,
là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Trong nhiều năm liền, luôn là đơn vị đạt danh hiệu: tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Sở GD ĐT, Huyện ủy, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc giáo dục học sinh.
- Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
- Hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, có kinh nghiệm đáp ứng được nhu cầu đổi mới và hội nhập giáo dục quốc tế.
2.2. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Trang thiết bị công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. Một số hạng mục công trình xây dựng cách đây 03 năm đã xuống cấp nhiều.
- Chất lượng học sinh đầu vào ( tuyển sinh lớp 10) thuộc dạng thấp trong huyện Châu Thành và thấp so với các trường THPT trong tỉnh. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện, có nguy cơ nghiện game, nghiện mạng xã hội, ham chơi, lười học,…
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
- Tầm nhìn.
Là một trong những trường có truyền thống về chất lượng giáo dục ổn định, đạt chuẩn Quốc gia, nhiều năm liền là tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Nơi mà học sinh, phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
Trong giai đoạn 2019 - 2024 duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả, để đến 2030 trở thành đơn vị có chất lượng giáo dục xuất sắc trong huyện và đứng vào tốp 05 trường THPT có chất lượng giáo dục cao trong tỉnh.
- Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân sẳn sàng hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế.
- Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- Tinh thần, trách nhiệm - Đổi mới, sáng tạo
- Hợp tác, chia sẻ - Đoàn kết, dân chủ
- Kỷ cương, tình thương - Truyền thống, hội nhập.
II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
- Mục tiêu chung
Xây dựng nhà trường ổn định về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường đạt cấp độ 2 kiểm định CLGD và chuẩn quốc gia trước năm 2021.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu ngắn hạn:
Duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn Quốc gia (năm 2006), khẳng định chất lượng giáo dục chung, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh, xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng giáo dục cho nhà trường.
2.2. Mục tiêu trung hạn:
Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn đến năm 2024, tiếp tục được công nhận trường đạt cấp độ 3 kiểm định CLGD và chuẩn quốc gia sau 5 năm ; duy trì cấp độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục.
2.3. Mục tiêu dài hạn:
Đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
- Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 05 những trường có chất lượng cao của Tỉnh. Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
- Duy trì trường đạt cấp độ 3 kiểm định CLGD và chuẩn quốc gia những năm sau.
- Có quy mô ổn định, phát triển và hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế.
3. Chỉ tiêu:
3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Đến năm 2024 cán bộ quản lý vượt chuẩn hệ đào tạo quản lý giáo dục theo chương trình của các cấp, thành thạo về ứng dụng CNTT, ngoại ngữ giao tiếp cơ bản, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý.
- Phấn đấu đến năm 2030 có trên 20% CB-GV-NV vượt chuẩn đào tạo.
- 100% CB-GV-NV sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Có trên 80% trở lên số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử.
- 100% các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.2. Học sinh:
- Qui mô:
+ Số lớp học: Duy trì khoảng 38-40 lớp.
+ Học sinh: Từ 1450 đến 1590 học sinh.
- Kế hoạch huy động: Hàng năm huy động 100% số học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10; Đảm bảo duy trì sĩ số từ 99% trở lên.
- Chất lượng học tập:
+ Trên 75% học lực khá, giỏi (25% trở lên học lực giỏi).
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 2% ; không có học sinh kém.
+ Tỷ lệ đỗ TN THPTQG hàng năm đạt 100%.
+ Thi học sinh giỏi : Cấp tỉnh trên 26 HS dự thi đạt giải; Có học sinh đạt giải cấp quốc gia.
+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt: 85% trở lên.
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:
+ Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm khá, tốt (hạnh kiểm tốt: 90% trở lên)
+ 100% HS đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, xây dựng nếp sống, môi trường làm việc, học tập an toàn, thân thiện; tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.
3.3. Cơ sở vật chất:
- Cải tạo khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “xanh -sạch -đẹp”, giữ vững kết quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Cải tạo sân tập thể dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh.
- Kiến nghị Sở GDĐT: trang bị các thiết bị công nghệ thông tin cho nhà trường để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.
- Kiến nghị Sở GDĐT: đầu tư sửa chữa một số hạng mục công trình xây dựng cách đây 03 năm đã xuống cấp.
3.4. Chỉ tiêu thi đua:
- Nhà trường: duy trì giữ danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; đến 2024 phấn đấu đạt cờ thi đua của UBND Tỉnh, giữ vững danh hiệu nhà trường văn hoá, trường đạt chuẩn Xanh- sạch- đẹp-an toàn.
- Đảng bộ: Đạt tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm.
- Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh.
- Hàng năm có từ 95% CB-GV-NV đạt danh hiệu lao động Tiên tiến trở lên, trong đó có 15% đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở trở lên.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, các văn bản về mọi hoạt động trong trường học tạo cơ sở pháp lý để nhà trường hoạt động.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn giỏi; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm với nhà trường.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên, nhân viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những CB-GV-NV có thành tích xuất sắc trong công tác và hoạt động.
- Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có lý tưởng, có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh , quốc gia. Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu kém còn hạn chế về năng lực nhận thức, kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia trong nhà trường.
2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung giáo dục tổng thể theo chương trình đổi mới SGK theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và hướng dẫn cho giáo viên soạn giảng giáo án theo hướng này.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học.
- Tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
- Kiến nghị Sở GDĐT đầu tư sửa chữa một số hạng mục công trình xây dựng cách đây 03 năm đã xuống cấp và nhà thi đấu đa năng, hàng rào kiên cố phía tây dài khoảng 250m , để nhà trường đủ cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu chương trình đổi mới SGK theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
- Tập huấn cho giáo viên sử dụng và khai thác tốt các trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu tương tác, bảng tương tác, máy chiếu vật thể, projector…
- Phân công cán bộ theo dõi sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
- Hàng tháng sơ kết đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm của từng giáo viên.
4. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
- Triển khai thực hiện đầy đủ các phần mềm quản lý của Sở giáo dục Đào tạo cung cấp để quản lý học sinh, quản lý nhân sự, xếp thời khoá biểu. Chỉ đạo cập nhật dữ liệu quản lý thường xuyên kịp thời.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng trong nhà trường để áp dụng tốt trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý.
- Chỉ đạo mổi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên phải đăng ký sử dụng thư điện tử để trao đổi tài liệu tham khảo và báo cáo, thông tin trong công tác.
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị tin học, máy chiếu, duy trì đường truyền Internet, mở rộng mạng nội bộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các bài giảng điện tử và khai thác tốt mạng Internet để học tập, tham khảo tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Duy trì thực hiện trang thông tin điện tử của trường thường xuyên để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý học sinh cũng như hổ trợ tốt công tác giảng dạy của giáo viên trong trường.
5. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.
- Củng cố xây dựng tổ chức Ban đại diện Cha mẹ học sinh ở các lớp và của trường đầy đủ, hoạt động có hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẻ với hội khuyến học, Ban đại diện Cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Vận động đóng góp cơ sở vật chất xây dựng trường lớp, hổ trợ học sinh nghèo có điều kiện học tập… và đó góp xây dựng cho công tác giảng dạy, học tập trong nhà trường.
- Phối hợp với các ngành liên quan làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS trong nhà trường.
- Phối hợp chính quyền địa phương xây dựng tốt phong trào xã hội học tập, Tổ dân phòng khuyến học ,để phối hợp cùng gia đình học sinh quản lý tốt việc học tập, sinh hoạt của học sinh ngoài thời gian học tập tại trường
6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế.
-Tăng cường công tác tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện ủy Châu Thành, UBND xã Tân Nhuận Đông để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục, hỗ trợ nhà trường cải thiện về CSVC, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, giáo dục quốc tế.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền tới cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTN cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.
7. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường.
- Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của Nhà trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2019- 2024 và tầm nhìn đến 2030.
- Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2019 - 2021: Xây dựng, bổ sung CSVC, chất lượng giáo dục đảm bảo theo tiêu chí của trường THPT đạt chuẩn kiểm định chất lượng đạt cấp độ 2 và chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020-2025.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2025: Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường THPT đạt chuẩn kiểm định chất lượng đạt cấp độ 2 và chuẩn quốc gia, ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt đơn vị xuất sắc, cờ thi đua của Tỉnh, Chính phủ.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường : “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao,hội nhập giáo dục quốc tế, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể
3.1. Đối với Hiệu trưởng.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
3.2. Đối với các Phó hiệu trưởng.
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
3.3. Đối với các tổ chức đoàn thể.
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học, làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.4. Đối với tổ trưởng chuyên môn, văn phòng.
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.6. Đối với toàn thể học sinh và cha mẹ học sinh.
Thực hiện nghiêm nề nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.
Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.
Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt Kế hoạch chiến lược của trường, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.
- Kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư sửa chữa một số hạng mục công trình xây dựng cách đây 03 năm đã xuống cấp và xây nhà thi đấu đa năng, hàng rào kiên cố phía tây dài khoảng 250m, để nhà trường đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu Kế hoạch chiến lược của nhà trường.
- Trên đây là "Chiến lược phát triển trường THPT Châu Thành 1 giai đoạn 2019 – 2024 và tầm nhìn đến năm 2030". Nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa, thành chương trình hành động, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch chiến lược đã đề ra./.
Nơi nhận:
| HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Phong |
PHÊ DUYỆT CỦA SỞ GDĐT